Ngân hàng Nhà nước nói gì về đề xuất "vô hiệu hóa" tài khoản trên 90 ngày không hoạt động?
Ngân hàng Nhà nước nói gì về đề xuất "vô hiệu hóa" tài khoản trên 90 ngày không hoạt động?
Ngân hàng Nhà nước nói gì về đề xuất "vô hiệu hóa" tài khoản trên 90 ngày không hoạt động?
Ngân hàng Nhà nước nói gì về đề xuất "vô hiệu hóa" tài khoản trên 90 ngày không hoạt động?
Ngân hàng Nhà nước nói gì về đề xuất "vô hiệu hóa" tài khoản trên 90 ngày không hoạt động?
Ngân hàng Nhà nước nói gì về đề xuất "vô hiệu hóa" tài khoản trên 90 ngày không hoạt động?
Ngân hàng Nhà nước nói gì về đề xuất "vô hiệu hóa" tài khoản trên 90 ngày không hoạt động?
Liên quan đến đề xuất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc "thu hồi, loại bỏ hoặc vô hiệu hóa các tài khoản không sử dụng, hết hạn sử dụng, không hoạt động trong khoảng thời gian tối đa 90 ngày hoặc các tài khoản trong trạng thái không kích hoạt trong một khoảng thời gian".
Đây là nội dung sửa đổi điểm e khoản 4 Điều 6 Thông tư số 47/2014/TT-NHNN, nằm trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 47/2014/TT-NHNN.
So với điểm e khoản 4 Điều 6 Thông tư số 47/2014/TT-NHNN, dự thảo bổ sung thêm cụm từ "không hoạt động trong khoảng thời gian tối đa 90 ngày".
Thuyết minh dự thảo của NHNN lý giải rằng, việc bổ sung nội dung về tài khoản không hoạt động trong khoảng thời gian dài là nhằm giảm thiểu rủi ro an ninh mạng.
Một số ý kiến hiểu rằng quy định trên là áp dụng với tất cả các đối tượng, bao gồm cả người dân, nghĩa là tài khoản của người dân (khách hàng) tại ngân hàng cũng sẽ bị thu hồi, loại bỏ hoặc vô hiệu hóa nếu như không hoạt động trên 90 ngày.
Tuy nhiên theo phản hồi của NHNN, cơ quan này cho biết Thông tư 47 cũng như dự thảo sửa đổi Thông tư 47 chỉ áp dụng đối với việc quản lý, vận hành các trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ, không áp dụng cho việc mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.
Việc mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại ngân hàng hiện nay đang được thực hiện theo Thông tư 23/2014/TT-NHNN.
NHNN nhấn mạnh thêm, cụm từ "tài khoản" tại dự thảo thông tư mới là tài khoản người sử dụng dùng để truy cập, quản trị và vận hành các trang thiết bị của hệ thống thanh toán thẻ ngân hàng, không liên quan gì đến tài khoản của khách hàng.
Cũng theo chia sẻ của NHNN, sau gần 6 năm thực hiện Thông tư 47 đã góp phần chuẩn hóa hạ tầng công nghệ ngân hàng, đảm bảo hoạt động an toàn cho hoạt động của hệ thống trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ trong ngành Ngân hàng, góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của Chính phủ.
Tuy nhiên, trước những thay đổi về khoa học công nghệ và thách thức mới về an ninh, bảo mật CNTT, NHNN đã dự thảo Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư 47/2014/TT-NHNN để cập nhật các quy định kỹ thuật mới về an ninh, bảo mật đối với hệ thống thanh toán thẻ. Dự thảo thông tư đang được đi gửi lấy ý kiến rộng rãi, sau đó sẽ được tổng hợp, tiếp thu và ban hành theo đúng trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Hiện, số lượng thẻ ngân hàng đang lưu hành tại thời điểm cuối quý II/2020 còn 106,3 triệu thẻ, giảm mạnh so với con số 171,3 triệu thẻ hồi cuối tháng 9/2019. Trong đó, có 90,69 triệu thẻ nội địa và 15,62 triệu thẻ quốc tế.